Kinh nghiệm thi đỗ Deloitte Passport khi là sinh viên năm 2, năm 3

Kinh nghiệm thi đỗ Deloitte Passport khi là sinh viên năm 2, năm 3

Hàng năm, vào kỳ tuyển dụng thực tập sinh Deloitte Passport, Deloitte sẽ có riêng các cơ hội thực tập sớm dành cho các bạn sinh viên năm 2, năm 3. Vậy, sinh viên nên chuẩn bị thế nào cho kỳ thi tuyển Deloitte Passport này, hãy cùng BISC tìm hiểu qua chia sẻ từ một bạn học viên của BISC, đã thi đỗ chương trình Deloitte Passport 2022 nhé!

(BISC xin phép được trích nguyên văn bài chia sẻ)


"Hello mọi người!! Chắc hẳn mọi người đã đọc rất nhiều bài review về apply Big4, cụ thể là Deloitte cho sinh viên năm 4 nhưng lại có khá ít bài review cụ thể về ứng tuyển dành cho năm 2,3 tại chương trình Deloitte Passport. Mình đã apply và thành công trở thành intern tại Deloitte Hà Nội 2022 nên sẽ lên bài này để chia sẻ chút kinh nghiệm của bản thân trong việc ứng tuyển, mong sẽ hữu ích cho các bạn app Deloitte năm nay (và có thể là những năm sau nữa)


1. NỘP CV

Thế nào là CV đạt chuẩn? Cần những gì trong CV? Có format đặc biệt nào dành cho CV để có thể pass không?... Đây đều là các câu hỏi quen thuộc với các bạn sinh viên năm 2,3 vì có thể đây là lần đầu ứng tuyển. Tuy nhiên, mình nghĩ, không có CV nào có thể làm mẫu cố định được vì kinh nghiệm và trải nghiệm của mỗi người là khác nhau, cá tính cũng như vậy, bạn có thể lựa chọn những CV basic sử dụng word hoặc có thể tự thiết kế một bản CV đầy màu sắc theo sở thích của mình, miễn sao thể hiện được những lợi thế của bản thân.

Trong đó, bản CV nên có một vài mục cơ bản như:

  • Thông tin cá nhân: Họ và tên đầy đủ, Email cá nhân (hãy sử dụng email formal thay vì hơi “cá tính” quá, VD: nhokcondangiu@gmail.com), số điện thoại, địa chỉ thường trú, ngoài ra có thể gắn Linkedin nếu có nhé.
  • Học vấn: Bao gồm thành tích học tập tại trường, có thể thêm quá trình học ICAEW CFAB/ACCA (hoàn thành các môn như thế nào) – điều này sẽ là một điểm cộng rất lớn đấy
  • Kinh nghiệm làm việc: Mục này khá đặc biệt vì nếu bạn là sinh viên năm 2,3 thì khó có kinh nghiệm làm việc tại vị trí kế kiểm. Bạn có thể ghi về các công việc khác như gia sư, từng làm sale... Điều quan trọng là hãy highlight các kỹ năng bạn nhận được từ các công việc đó (quản lý thời gian, làm việc dưới áp lực...)
  • Hoạt động ngoại khóa: Hoạt động câu lạc bộ, các sự kiện tình nguyện,… Điều này có thể thể hiện khả năng làm việc nhóm của bản thân, và điều quan trọng nhất vẫn là “Bạn đã nhận được gì từ hoạt động này?”
  • Mục tiêu ngắn hạn-dài hạn (optional)
  • Thành tích đạt được: Học bổng, Giải thưởng từ các cuộc thi...

Tóm lại, hãy để CV thể hiện được toàn diện nhất con người, tính cách và năng lực của bạn để người tuyển dụng nắm bắt được nhé. Hãy dùng các cụm từ ngắn gọn, súc tích, không nên dài dòng, liệt kê các yếu tố theo một trình tự thời gian nhất định nhé!


2. BÀI WRITING TEST

Nếu được pass CV mình sẽ tới vòng writing test, Deloitte tuyển 2 line vào kỳ năm 2022 là audit và tax, bài thi test cũng khác nhau (tuy nhiên, Deloitte Passport 2024 này, chỉ tuyển line Audit đối với sinh viên năm 2, năm 3)

  • Đối với bài test cho line Audit: Sẽ có 26 câu hỏi MCQs và short answer. Khác với đề test tuyển năm 4, bài thi của năm 2,3 RẤT ÍT KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN, chủ yếu là test IQ và social, chiếm tới 20 câu. Để luyện IQ và Social thì chúng ta sẽ cần tự trang bị bản thân kiến thức xã hội cũng như luyện test trên các web SHL, Assessment Day,... nhé. Câu hỏi chuyên môn sẽ hỏi khá đơn giản ví dụ như các conceptual framework, PIT, CIT. Kiến thức này nằm trọn trong các môn về kế toán như Accounting (ICAEW CFAB) hay Financial Accounting (ACCA) hoặc kiến thức cơ bản về thuế.
  • Đối với bài test cho line Tax: Vẫn có MCQs về IQ, Social, Tax nhưng kèm thêm 1 bài essay như IELTS task 2. Với line Tax mình không quá rõ nên chắc các bạn tìm hiểu thêm ở các bài chia sẻ khác nha

Tổng kết lại, bài test vừa sức, chủ yếu cần nắm kiến thức tổng quát và hãy để ý yếu tố thời gian, hết thời gian bài sẽ tự nộp nhưng không rõ có lưu kết quả của câu hỏi bạn đang làm dở không. Để đảm bảo hãy dành ra ít nhất 2p tự nộp bài trước, chắc chắn mình nộp toàn bộ bài thi nhé.


3. FINAL INTERVIEW

Nếu tới vòng này rồi thì chúc mừng các bạn đến gần hơn với cánh cửa Deloitte, chỉ còn 1 chút nữa thôi nè. Các bạn sẽ được vào phỏng vấn với 2 Interviewer, như mình là sẽ gặp 1 Manager và 1 Senior

Các câu hỏi phỏng vấn sẽ rất đa dạng và không ai giống ai, bạn có thể sẽ được hỏi về chuyên môn, cũng có thể được hỏi về thông tin cá nhân. Đối với line Tax thì có vẻ như các bạn sẽ được hỏi nhiều về chuyên môn như review của bạn mình nhé.

Một vài câu hỏi có thể được hỏi:

Line audit:

  • Bạn hãy giới thiệu về bản thân? Điểm mạnh điểm yếu là gì? Bạn đã nhận được những kinh nghiệm gì qua hoạt động clb? Hãy kể về kỉ niệm đáng nhớ khi vào đại học?
  • Bạn thấy tình hình doanh nghiệp bây giờ ra sao? Kiểm toán viên có thể làm gì để giúp doanh nghiệp?
  • Bạn có biết về lộ trình chuyển đổi IFRS ở VN không? So sánh VAS và IFRS? VN có nên áp dụng IFRS không?

Line tax:

  • Nêu những điểm cần lưu ý với thuế thu nhập doanh nghiệp?
  • Các thuế bao gồm gì? Tư vấn thuế khác gì kiểm toán.


Tips để có 1 buổi phỏng vấn suôn sẻ: Hãy chuẩn bị thật kỹ càng ngay từ năm Nhất. Ví dụ như nghe giảng kỹ các môn học tại trường, tích lũy thêm các kiến thức trong chương trình ICAEW CFAB hoặc ACCA, đọc báo về kinh tế… Với năm 2 hay năm 3, HR sẽ không hỏi quá sâu về chuyên môn như provision hay lease mà interviewer hướng tới kiến thức toàn diện về lĩnh vực hơn. Bạn mình ôn rất nhiều về kiểm kế nhưng không trúng gì, hoàn toàn là ứng biến.


4. ĐIỀU GÌ GIÚP MÌNH PASS VÒNG PHỎNG VẤN?

BISC hay cụ thể là thầy Hà Long Giang đóng yếu tố quan trọng rất lớn với bước đi đầu của mình vào nghề. Trước khi học tại BISC, mình đã từng học chuyên ngành khá nhiều nhưng không có cái nhìn sâu và tổng quát về kế kiểm. Khi học với thầy Giang, mình nhận được không chỉ là kiến thức lý thuyết đơn thuần mà còn là những kinh nghiệm đi làm thực tế của thầy, điều này nghe nhiều thì ngấm và hiểu được rõ hơn. Kiến thức thuộc về bản thân là điều tích lũy chứ đừng ôn cấp tốc nhé.

Ngoài ra thì BISC và thầy cũng đồng hành cùng học viên trong quá trình apply, từ việc nhận xét CV tới cổ vũ tinh thần tới các buổi phỏng vấn thử với thầy. Trước và trong khi apply mình đều mang tâm lý chỉ thử thôi nhưng thầy thì luôn “Sẽ đỗ. Thể nào cũng đỗ. Không thể không đỗ” và đôi khi cũng tin mình giỏi lắm ý.

Từ người khá tự ti thì giờ có thêm chút tự tin, hành trình kế kiểm của mình mới bắt đầu nhưng mình tin rằng BISC đã đem tới một bước đệm vững chắc cho mình. Chúc các bạn có thể trở thành những mảnh ghép của Big4 với những kinh nghiệm mình đã chia sẻ và kiến thức của bản thân nhé. Try hard, your dream will come true."